Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search







bếp điện từ



bếp từ đôi
 

Chi tiết tin

Giải pháp đẩy mạnh công tác quán triệt, tuyên truyền các Chỉ thị, Nghị quyết để chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện

Lượt xem: 6128

Nam Trà My là huyện nghèo nhất của cả nước, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2016 là 64,40%, (giảm 6,49% so với năm 2015), còn nhiều khó khăn. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân còn nhiều hạn chế,  nhất là các xã, thôn, làng, khu dân cư ở xa trung tâm huyện. Điều kiện hưởng thụ văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe của người dân chưa được đảm bảo. Đây đang là những thách thức trong việc tuyên truyền, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trước mắt lẫn lâu dài.




Một góc làng Nam Trà My



Vũ điệu cồng chiêng

Thực hiện Nghị quyết và chương trình công tác của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện năm 2016, Ban Tuyên giáo huyện ủy đã chủ động tham mưu cho Ban Thường vụ huyện ủy xây dựng kế hoạch triển khai kịp thời Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXI, Nghị quyết Đại hội lần thứ XVIII của huyện và cấp cơ sở; Đồng thời, xây dựng chương trình thực hiện gắn với địa phương đơn vị, kịp thời đến cán bộ công chức và các tầng lớp nhân dân. Qua đó đã làm cho tình hình tư tưởng, tâm trạng xã hội của đại bộ phận cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân được giữ vững, ổn định, tin tưởng và chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Đội ngũ báo cáo viên huyện, cán bộ phụ trách tuyên huấn ngành, đoàn thể và tuyên truyền viên cơ sở, đặc biệt là với chủ trương “3 cán bộ công chức, viên chức từ huyện đến cơ sở giúp 1 hộ nghèo” đã phát huy vai trò trách nhiệm của mình, triển khai kịp thời các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với cán bộ, đảng viên và Nhân dân; nhiều đồng chí đã lặn lội đến từng thôn, làng vào từng nhà dân để tuyên truyền vận động, hướng dẫn Nhân dân cách làm ăn để vươn lên thoát nghèo bền vững (ví dụ như mỗi CBCCVC khi xuống cơ sở vận động nhân dân thoát nghèo thì hộ dân sẽ được cái gì từ Nhà nước hỗ trợ? Giai đoạn 2014-2015, mỗi hộ thoát nghèo sẽ được hỗ trợ 10 triệu đồng từ nguồn 30a, tỉnh hỗ trợ 5 triệu, huyện hỗ trợ 3 triệu, và hai mô hình sản xuất trị giá 4 triệu đồng. Ngoài ra, các dự án đầu tư đều tập trung hỗ trợ cho hộ thoát nghèo; chính vì vậy mà năm 2015 có 319 hộ đăng ký thoát nghèo, đến năm 2016 có 338 hộ đăng ký thoát nghèo; đến thời điểm hiện nay đã có trên 360 hộ đăng ký thoát nghèo năm 2017); đóng góp tích cực vào công cuộc giảm nghèo trên địa bàn huyện; công tác hướng dẫn Nhân dân sản xuất, canh tác và chăn nuôi được các cơ quan chức năng chú trọng thực hiện; Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai, các dự án phát triển nông nghiệp nông thôn miền núi, xây dựng cơ sở hạ tầng được đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả (phải kể đến đó là việc vận động nhân dân các xã đăng ký làm đường bê tông nông thôn, nhân dân bỏ ra hàng ngàn ngày công để cỏng cát, sạn từ sông, suối những nơi không có đường ô tô đến điểm tập kết để làm đường giao thông); công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa ở khu dân cư, công tác phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe, các chương trình y tế quốc gia được quan tâm thực hiện và đem lại hiệu quả thiết thực. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên còn đi sâu đi sát đến các địa bàn dân cư, các vùng triển khai các dự án, nhằm thu thập thông tin, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân để tham mưu cho cấp ủy giải quyết kịp thời những vướng mắt phát sinh từ cơ sở.

Những kết quả đạt được trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội đã góp phần ổn định, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, củng cố và ngày càng nâng cao niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý, điều hành của Nhà nước.

Trong năm qua, để làm tốt được công tác này, Ban Tuyên giáo đã tham mưu Ban Thường vụ Huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền từ huyện đến cơ sở. Huy động cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc đồng bộ, mạnh mẽ của các binh chủng tuyên truyền, bảo đảm tính sắc bén và thuyết phục, lan tỏa trong công tác tuyên truyền phù hợp với đặc điểm của vùng đồng bào DTTS. Theo đó, công tác tuyên truyền phải hướng về cơ sở, giải quyết các vấn đề nảy sinh từ cơ sở, trong đó xác định dân tộc, chính sách dân tộc và chính sách đăng ký thoát nghèo bền vững của Nhân dân là các yếu tố tác động cơ bản và thôn, xã khu dân cư là địa bàn trọng điểm của công tác tuyên truyền. Đồng thời tuyên truyền phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, truyền thống dân tộc và yếu tố tín ngưỡng của từng đối tượng đồng bào. Phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước gắn với phát triển kinh tế -  xã hội, nâng cao đời sống của đồng bào, đảm bảo trật tự xã hội, quốc phòng - an ninh. Thực hiện nguyên tắc kết hợp “xây đi đôi với chống” trong thực hiện công tác tuyên truyền gắn với biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến, nêu gương điển hình các hộ gia đình làm kinh tế giỏi để nhân dân trên địa bàn huyện học tập.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền các cấp. Chú trọng đổi mới nội dung, phương thức trong công tuyên truyền đối với đồng bào DTTS. Song song với việc quán triệt, thực hiện, để các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống Nhân dân, công tác tuyên truyền đã chú trọng và ưu tiên lựa chọn những vấn đề có tính thời sự, dư luận chú ý, giải quyết một số vấn đề bức xúc của xã hội, cải thiện đời sống văn hóa, vật chất của Nhân dân, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của công tác tuyên truyền. Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền và hệ thống chính trị cơ sở. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả giữa các cơ quan, ban, ngành và địa phương làm tuyên truyền, cũng như các ngành tư tưởng - văn hóa và các đoàn thể chính trị - xã hội. Đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở cơ sở.

Hiện nay, Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện đã và đang xây dựng Chương trình phát thanh bằng tiếng Cadong, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động trong năm 2017 nhằm phục vụ nhu cầu nghe và tiếp cận thông tin của đại đa số đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Có thể nói, với phương châm “Toàn Đảng làm công tác tư tưởng”, “Mỗi cán bộ, đảng viên là một tuyên truyền viên hiệu quả ở cơ sở”, là giải pháp nhằm huy động sức mạnh tổng hợp cả hệ thống chính trị để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đảm bảo tính sắc bén, thuyết phục, lan tỏa trong cộng đồng. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền đối với công tác tuyên truyền. Đổi mới nội dung, phương thức và kỹ năng tuyên truyền trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ưu tiên lựa chọn các vấn đề có tính thời sự, cụ thể, thiết thực đối với đồng bào các dân tộc thiểu số địa phương, hướng tới cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, nói những cái mà đồng bào cần. Nâng cao chất lượng đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên, trong đó chú trọng đến nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng cho đội ngũ này, kể cả việc đào tạo cán bộ tuyên truyền là con em các dân tộc thiểu số tại chỗ… Đó là những giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền nói chung, công tác tuyên truyền quán triệt, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói riêng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Trà My hiện nay.


Tác giả: Ban Tuyên giáo Huyện ủy

Nguồn tin: Ban Tuyên giáo Huyện ủy Nam Trà My


[Trở về]

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn: